Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Mì Ý thịt gà xốt bơ chanh

Mì Ý thịt gà xốt bơ chanh là món ăn giàu năng lượng, dễ làm, ít tốn thời gian, hương vị ngon và hấp dẫn. Cùng mình vào bếp chế biến món ý ăn ngon miệng này nhé!

Nguyên liệu:

    6 miếng thịt lườn gà ngon
    Muối
    Hạt tiêu đen
    Mì Ý đủ cho 2 - 3 người ăn
    ½ củ hành to
    3 tép tỏi
    6 miếng thịt xông khói
    5 cành cỏ xạ hương tươi
    6 cây nấm
    10 quả cà chua bi
    1 chén whipping cream
    2 muỗng canh bơ
    Dầu ô liu
    Nước cốt của ½ quả chanh

Cách làm:

Dùng cái đập tỏi đập lên các miếng thịt gà sao cho thịt mỏng đều nhau hơn. Tẩm gà với muối và hạt tiêu. Hành và thịt xông khói thái hạt lựu, tỏi thái lát.

Đun sôi nước để luộc mì Ý trong một cái nồi lớn. Khi mì đã chín, để ráo nước. Giữ lại ½ chén nước luộc để làm nước xốt.

Trong khi đó, làm nóng dầu ôliu trong chảo ở nhiệt độ trung bình. Chiên gà đến khi cả hai bên mặt thịt đều có màu nâu sáng. Chuyển thịt gà ra đĩa rồi đặt sang một bên.

Vẫn trong chảo ấy, xào hành tây và tỏi từ 1 - 2 phút. Thêm thịt xông khói và nấu tiếp cho đến khi hành có màu trắng mờ. Cho cỏ xạ hương và nấm vào rồi xào đến khi nấm mềm. Thêm cà chua, kem, bơ và nước cốt chanh. Đun đến khi hơi sôi và nêm thêm muối, hạt tiêu sao cho vừa miệng. Tắt bếp.

Cho mì ống vào chảo và trộn lên với phần nước xốt. Từ từ cho thêm nước mì luộc và khuấy nhẹ để nước xốt loãng bớt. Thêm gà vào chảo rồi đảo nhẹ. Sau đó cho món mỳ Ý thịt gà xốt bơ, chanh lên đĩa và dùng ngay nhé!

Chúc các bạn thành công vào ngon miệng!

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Hướng dẫn làm món mì vịt tiềm

Nghe nhắc tên món ăn, chắc hẳn nhiều bạn sẽ e ngại mùi nồng của xì dầu hay sự béo ngậy của nước dùng, nhưng nếu khéo chế biến thì gia đình bạn sẽ có những bát ngon. Nào hãy cùng bắt tay làm món "Mì Vịt Tiềm"

1. Nguyên liệu
    - 2 đùi vịt
    - 1 gói "Gia Vị Đồ Bổ Tiềm Vịt"
    - 2 lon nước dừa tươi hoặc 2 trái dừa tươi
    - Mì tươi, cải xanh, hắc xì dầu, hành tỏi bằm nhuyễn, hành lá thái nhuyễn
    - Nấm đông cô


Hướng dẫn làm món mì vịt tiềm

2. Cách làm
Bước 1
Đùi vịt chà gừng, muối rửa sạch, để ráo.
Để đùi vịt vào thau, cho hắc xì dầu vào ngập tới thịt và muối, đường, bột ngọt, hành tỏi bằm nhuyễn. Trộn vịt lên cho đều, ướp qua đêm.
Bắt một nồi chừng 2 đốt ngón tay dầu, để dầu nóng, chiên từng miếng thịt vịt cho thật kỹ (lúc này thì chỉ thấy vịt toàn màu đen thôi vì có hắc xì dầu). Nếu thịt chiên không chín kỹ, khi ăn sẽ giống như vịt luộc không ngon.

Bước 2
Chiên xong vịt thì để ra 1 nồi khác, cho vô nồi 2 lon nước dừa và gia vị tiềm vịt cho vào cái túi vải có sẵn trong bich gia vị, cột chặt, thả vào nồi. Đổ thêm nước cho ngập quá thịt trong nồi, để riu riu sôi, nêm muối, đường, bột ngọt, đổ nước thường xuyên nếu cạn. Tiềm đến khi vịt thật mềm thì đổ thêm nước vào nồi cho đủ ăn, nấu sôi lại và nêm nếm lại cho vừa miệng.

Bước 3
Trong lúc tiềm vịt:
Nấm đông cô ngâm nước, rửa thật sạch, cắt dài, trụng nước sôi cho hết hôi.
Mì trụng nước thật sôi
Rau cải rửa, để sẵn.
Khi ăn, cho nấm vào nước lèo đang sôi, phải thật nóng, thả rau vào nồi cho tái rồi vớt ra liền cho lên trên mi, rắc hành lá, dùng kéo cắt miếng thịt vịt tùy ý, múc nước lèo có nấm chan lên tô mì.

Theo học nấu ăn

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

2 loại mì lạnh Bibim

Ẩm thực Hàn Quốc được biết đến với rất nhiều món ăn đa dạng, nhiều màu sắc và vô cùng bắt mắt. Điểm đặc biệt của ẩm thực xứ Hàn là chỉ với những nguyên liệu hầu như giống nhau nhưng lại luôn tạo ra những món ăn khác nhau hoàn toàn. Bibim Naengmyeon (비빔 냉면) – tạm dịch là mì lạnh trộn và món Bibim Guksu (비빔국수) – tạm dịch là "phở" trộn là hai trong số những món ăn “cùng họ khác tên” của ẩm thực Hàn Quốc. Với tên gọi khác nhau, bất cứ người Hàn Quốc nào cũng dễ dàng phân biệt hai món ăn này, tuy nhiên với những du khách nước ngoài thì luôn mang theo mình không ít thắc mắc về chúng. Giờ tụi mình cùng nhau khám phá xem hai món ăn này có gì giống và khác nhau nhé!

Nhắc tới Naengmyeon chắc các bạn vẫn nhớ tới món mì lạnh mà chúng mình đã từng giới thiệu trước đây, vốn là một trong những món ăn được ưa chuộng nhất vào mùa hè tại Hàn Quốc. Không dừng lại ở món mì lạnh được yêu thích thông thường, các đầu bếp Hàn Quốc đã thể hiện sự sáng tạo không ngừng của mình khi kết hợp món mì lạnh với phương thức trộn các nguyên liệu để tạo nên một món ăn vô cùng độc đáo chính là Bibim Naengmyeon. Công thức và thành phần của món Bibim Naengmyeon cũng không khác biệt nhiều so với những món trộn khác của ẩm thực Hàn Quốc như cơm trộn (비빔밥), mì trộn (비빔면), và miến trộn (잡채)… hỗn hợp các loại rau luôn là thành phần không thể thiếu trong các món ăn này. Điểm khác biệt lớn nhất của bibim naengmyeon với bibim guksu cũng chính là điểm khác biệt từ hai nguyên liệu naengmyeon và guksu. Naengmyeon là loại lạnh được làm từ bột kiều mạch, tinh bột khoai tây hoặc tinh bột khoai lang thế nên sợi mì khá dai; còn Guksu lại được làm từ bột mì (khi ăn sẽ thấy gần giống với sợi phở của Việt Nam). Để có thể nấu được Bibim Naengmyeon, người nội trợ chắc chắn phải sử dụng naengmyeon cùng các nguyên liệu khác, nhưng khi nấu Bibim Guksu người ta có thể thay thế guksu bằng loại mì soba của Nhật Bản (có 69% là bột mì và 29% là bột kiều mạch) hoặc sử dụng loại mì somen. Sợi guksu không dai như sợi naengmyeon và có phần mềm hơn, tạo cho thực khách cảm giác thoải mái khi thưởng thức.

Mì Bibim Naengmyeon dai dai lạ miệng

Mì Bibim Guksu cay cay ngot ngọt

Những nguyên liệu đi kèm của hai món trộn này cũng có ít nhiều khác biệt, nếu như Bibim Naengmyeon là sự kết hợp cùng với hành tây, tỏi, hành xanh, dưa chuột, trứng, quả lê, ớt mảnh, hạt tiêu, vừng, dấm, dầu mè, si-rô ngô, muối, nước tương, đường, bột mù tạc thì Bibim Guksu ngoài những nguyên liệu trên còn phải có chút rau diếp thái mảnh, bắp cải hoặc kim chi củ cải… tất nhiên nguyên liệu cũng một phần phụ thuộc vào đầu bếp và thực khách. Vì là món trộn nên người thưởng thức không những có thể tự tay trộn đều tô mi của mình mà còn có thể dễ dàng yêu cầu cho thêm hoặc bỏ bớt ra những nguyên liệu mà họ muốn.

Một điểm mà các bạn cần lưu ý đó là Bibim Naengmyeon hay Bibim Guksu thì nước sốt cay ngọt là thành phần không thể thiếu. Tuy nhiên, để có được nước sốt thật ngon lại không đơn giản tẹo nào.

Là một đất nước có mùa hè nóng và ẩm ướt, Hàn Quốc luôn biết làm hài lòng các cư dân của xứ mình bằng những món ăn xua tan đi cái nóng của mùa hè, những suy nghĩ về vị cay nóng của ớt sẽ không còn khi bạn trộn đều những bát Bibim Naengmyeon và Bibim Guksu, thay vào đó là cái dịu mát của những sợi mì lạnh, vị cay ngọt hài hòa của những sợi mì guksu, tất cả đều cùng nhau tạo nên những nét riêng, độc đáo của ẩm thực xứ kim chi.

Mì sụa Sóc Trăng

Cùng với các món ăn hấp dẫn nổi tiếng như bún nước lèo, bò nướng ngói, bún gỏi dà, bánh cống, Sóc Trăng còn có món mì sụa, là món ăn truyền thống của cộng đồng người Hoa tại Sóc Trăng. Mì sụa được chế biến bằng nguyên liệu chính là đậu nành, mi khong chien, nên cọng mì có màu vàng óng, thường to hơn so với các loại mì khác.
Mì sụa mặn ngon nhất khi đem xào

Mì sụa có hai loại: Loại mặn và loại không mặn. Mỗi loại chế biến thành các món ăn khác nhau như mì sụa mặn (ngon nhất khi xào), còn mì sụa ngọt dùng để nấu chè. Cách chế biến món mì sụa xào, mì không chiên cũng khá đơn giản; mì được trụng sơ qua nước nóng và đem xào chung với các loại rau, nấm và các loại hải sản hay thịt heo, thịt gà chấm với nước tương hoặc nước mắm giấm ớt tùy khẩu vị. Khi ăn, quý khách sẽ cảm nhận được vị dai, giòn của mì hòa cùng với vị béo, ngọt của thịt. Còn mì sụa không mặn, thường được nấu chè với trứng gà luộc có vị ngọt rất lạ miệng, được dùng trong những bữa tiệc, mừng sinh nhật. Với hàm ý, màu đỏ của lòng đỏ trứng gà là lời chúc cho cuộc sống thêm may mắn, trọn vẹn.

Ngày nay, mì sụa có bán tại các quán ăn trong thành phố Sóc Trăng như tiệm mì Thúy, mì Hiệp Lợi.... Ngoài ra, du khách có thể đến các tiệm tạp hóa trong chợ trung tâm TP. Sóc Trăng mua mì sụa tươi về và tự tay chế biến để tăng thêm sự phong phú cho thực đơn trong bữa cơm gia đình./.

Tự tay làm mì xào ốc giác

Mì xào ốc giác thơm ngon, hấp dẫn, cách chế biến lại đơn giản bạn có thể tự làm cho gia đình và những người thân cùng thưởng thức.


Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)
    Ốc giác: 500g
    Mì không chiên Nissin: 3 gói
    Rau muống: 1 bó
    Gia vị: bột ngọt, bột nêm (bạn có thể dùng luôn bột nêm của mì gói), sa tế, gừng, hành tươi, hành khô, nước mắm, tiêu, ớt, tỏi…
    Dầu ăn

Thực hiện:
- Ốc giác rửa sạch, luộc ốc chung với sả (sả cắt đoạn khoảng 5 cm đập dập).
- Khêu lấy thịt ốc cho khéo để giữ nguyên con. Nêm đủ gia vị, ướp khoảng 5 phút.
- Rau muống nhặt, rửa sạch.
- Chần mì không chiên Nissin qua nước. Bạn nên nhúng mì vào nước ở nhiệt độ thường cho đến lúc nó mềm ra thì xào. Nhưng có hiệu quả nhất là cách “xông” , tuy hơi cầu kỳ một chút. Bạn cho mò vào vỉ rồi đặt lên nồi nước đang sôi, để hơi nước sôi làm mì mềm ra mà không làm nó nhũn, bở.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu láng dầu, cho hành khô phi thơm. Đảo ốc săn lại, cho ra bát.
- Tiếp cho dầu vào chảo, cho tỏi băm phi thơm. Tiếp cho rau muống, nêm gia vị xào chín tới.
- Cho mì vào xào qua cho tơi, cho ra đĩa.
- Trộn ốc giác, mì không chiên Nissin và rau đã chế biến vào trộn lên rồi cho vào chảo đảo nhanh rồi đổ ra đĩa dùng nóng.

Mách nhỏ:
Mì không chiên Nissin xào không bị nhũn, vẫn giữ được độ giòn, dai của mì.
Ốc nêm vừa gia vị, ngọt và thơm mùi ốc
Rau xào xanh, giòn giòn

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Mẹo nấu ăn - Cách chế biến cá rựa bóp chanh


Hôm rồi, anh bạn ở làng biển bên cạnh một hai gọi tôi, dù bận việc gì cũng tranh thủ ít thời gian ghé nhà anh dùng bữa gỏi cá rựa bóp chanh. Công việc bộn bề, song nghe lời mời chân tình thúc giục của anh, tôi không thể và cũng không muốn chối từ.

Đâu vào đấy, anh đã chuẩn bị xong. Trên mâm là một đĩa cá bóp chanh với từng miếng thịt cá trắng tươi trộn chung với hành tây và rau thơm, ớt xắt nhỏ, tỏa mùi thơm phức. Bên cạnh đó là một chén nước chấm, một chén ớt trái và tỏi củ, vài cái bánh tráng và một ít rượu chuối hột. Chúng tôi ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu trải giữa nhà rồi cùng nhau thưởng thức.

Vì chưa biết cách ăn nên chủ nhà phải chỉ từng động tác. Anh bảo, ăn cá bóp gỏi nói chung phải ăn cho mạnh vào. Trước tiên gắp những miếng cá vào chén, vắt ít chanh, ngắt mấy lá rau thơm và bẻ miếng bánh tráng nướng bóp nhỏ bỏ chung vào, thêm ít nước mắm rồi dùng đũa và ăn thiệt xông xáo, ăn cho đổ mồ hôi mới biết thế nào là ngon.

Mẹo nấu ăn - Cá rựa bóp chanh
Cá rựa có hình dáng dài như cá hố, giống chiếc rựa, thân tròn, da có màu nâu xanh. Loại cá này xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất ở vùng biển miền Trung vào khoảng thời gian cuối mùa thu. Ngư dân đánh được loại cá này ngoài khơi xa bằng cánh giăng lưới. Trung bình mỗi con cá rựa to bằng bắp tay người lớn, dài độ 60 cm. Đặc điểm con cá này thịt trắng, xương sống cứng, có nhiều xương dăm dọc theo sống lưng.

Để làm gỏi, mẹo nấu ăn, cần chọn những con cá tươi mới bắt được. Chọn cá rồi làm theo những bước khá tỉ mỉ. Nhất quyết phải giữ cá luôn trong độ lạnh bằng cách ngâm đá. Cắt bỏ phần đầu đuôi rồi dùng dao bén cắt lấy phần thịt cá dọc hai bên xương sống, sau đó cắt bỏ hết phần xương dăm và da thì ta còn lại phần thịt nguyên trắng tươi. Rửa thật sạch, thái cá từng miếng mỏng, xả vắt khô nước, dùng một lượng nước chanh sao cho khi đổ vào ngâm nước chanh sẽ thấm đều hết phần cá. Sau đó đợi một lát thịt cá chín tái rồi dùng tay vắt cá thật khô, cho vào tủ lạnh.


Và cứ thế, để có đĩa gỏi đẹp mắt và ngon, ta phải bóp phần cá tương ứng với nước mắm, đường chanh cùng các loại rau thơm như tía tô, húng, ngò gai, ngò thơm, đậu phụng rang, hành tây xắt nhỏ, xoài băm, khế, kèm vài cái bánh tráng nướng cùng một chén mắm ngon.

Theo đánh giá của những người ở biển mẹo nấu ăn thì cá rựa bóp chanh ngon hơn nhiều so với gỏi cá hố, cá trích, cá cơm..., bởi thịt của nó vừa dai vừa ngọt mềm. Thật là lâu lâu mới có cảm giác được ăn một món ngon như thế này...

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Mì không chiên Nissin xào bò


Món mì bạn tự tay làm theo cách dưới đây không thua kém ngoài hàng đâu nhé! Chỉ mất chút thời gian là bạn đã sẵn sàng bữa sáng rất ngon cho cả nhà rồi!

Nguyên liệu:

3 gói mì không chiên Nissin
200g thịt bò thăn
300g rau cải
Gừng, tỏi, tiêu
Bột nêm, gia vị, dầu hào, xì dầu, đường, bột năng.

Cách làm:

Tỏi và gừng băm nhỏ.

Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, thêm tỏi vào phi thơm rồi dùng cả tỏi và dầu ăn đó để ướp thịt.

Ướp thịt với bột nêm, tiêu, tỏi phi và dầu ăn, gừng, chút đường (có thể ướp trước rồi để qua đêm trong tủ lạnh).

Rau cải nhặt rửa sạch, cắt khúc chừng 3cm 5cm.

Mì không chiên Nissin ngâm vào nước lạnh cho mềm.

Pha nước xốt gồm: 1 thìa dầu hào, 2 thìa nước lọc, ½ thìa đường, 1 thìa xì dầu và bột năng, khuấy đều cho tan.

Cho mì không chiên Nissin vào chảo dầu xào săn, bạn ko nên đảo nhiều mà cứ để mỳ tự săn lại, chỉ trở các mặt cho đều. Ở đây mỳ tôm đã hơi mặn rồi nên mình không nêm gia vị, nếu mỳ nhạt bạn có thể thêm gia vị cho vừa ăn.

Trong thời gian đó cho thịt bò vào 1 chảo dầu khác, xào chín rồi múc ra đĩa.

Dùng chính nước thịt bò tiết ra để xào rau, nêm gia vị vừa ăn.

Khi rau gần chín cho hỗn hợp nước xốt đã pha vào.

Khi ăn cho mì không chiên Nissin ra đĩa, tiếp đến là rau, trên cùng là thịt bò, ăn nóng. Nếu có thời gian bạn có thể làm thêm nước mắm chua ngọt nhẹ cùng chút dưa góp ăn cùng rất hợp, còn không thì dùng thêm chút chanh cũng ngon rồi.

Trộn lẫn mì không chiên Nissin, rau và thịt, món bạn tự tay làm không thua kém gì ngoài hàng đâu nhé! Món mì xào không chỉ ngon mà còn rất đủ chất, quả là một bữa sáng hoàn hảo bạn dành tặng gia đình ngày cuối tuần.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Mì udon khổng lồ chỉ có ở Tawaraya tại Kyoto


Udon là một trong những món ăn phổ biến và được ưa thích nhất tại Nhật Bản, cùng với những món mì khác như soba và ramen. Mỗi người đều sẽ có sở thích và cách đánh giá độ ngon của các loại mì trên khác nhau. Tuy nhiên, với những người thích ăn sợi mì với cách cán truyền thống dày hơn các loại mì khác, họ chắc chắn sẽ chọn udon.
Gần đây, một cửa hàng có tên Tawaraya tại Kyoto (Nhật Bản) đã cho ra mắt món mì udon đặc biệt có một không hai. Mỗi bát mì ở đây chỉ có duy nhất một sợi, và kích thước khổng lồ của sợi mì cũng khiến người ta vô cùng kinh ngạc. Nhiều khách hàng chia sẻ rằng họ chưa từng thấy một sợi mì nào dài và dày như vậy. Những mì được đun sôi theo một cách đặc biệt để tránh cho chúng trở nên quá mềm và nhũn. Ngoài sự khác biệt về sợi mì, hương vị món ăn ở đây vẫn giữ nguyên phong cách truyền thống và không có gì đặc biệt hơn.
Mỗi bát mì chỉ cần... 1 sợi là đủ!

Giống như nhiều cửa hàng mì truyền thống ở Nhật Bản, đầu bếp tại Tawaraya sẽ cán các sợi mì vào mỗi sáng và sử dụng chúng trong ngày. 

Tuy nhiên, kể từ khi Tawaraya cho ra mắt món “đặc sản” và trở nên nổi tiếng ở Kyoto, họ thường xuyên bị “cháy hàng”. Do đó, các thực khách được đề nghị phải đặt chỗ trước nếu không muốn phải trở về với dạ dày trống rỗng.

>> 5 loại mì phổ biến ở Nhật

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Hạn chế ăn quá nhiều mì ăn liền


Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sử dụng mì ăn liền liên tục và trong thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Giảm cân bằng mì ăn liền

Nhiều bạn lại nghĩ rằng ăn thay cơm thì có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cảnh báo rằng thành phần của mì tôm có chứa đến 15-20% chất béo (shotrening), chủ yếu là dạng acid béo no, khó tiêu hóa. Trong khi đó, nó lại hầu như không có chất xơ nên măm măm mì ăn liền hoàn toàn không tốt cho quá trình dậy thì của các teen.

Không những thế, mì ăn liền còn có chất béo dạng transfat nếu được sản xuất rút gọn theo phương pháp hydrogen hóa. Khi bạn ăn phải những gói mì có chất béo dạng này, mức cholesterol xấu trong máu sẽ tăng lên, dẫn đến nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Do vậy, nếu có sử dụng, bạn nhớ chỉ nên dùng những sản phẩm được ghi trên nhãn là có hàm lượng transfat từ 0-2g thôi.

Một tô mì là đủ thay thế một bữa cơm rồi


Về mặt dinh dưỡng, món ăn này chỉ có khả năng cung cấp bột và đạm thực vật thôi. Nó không thể cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu đi các chất đạm động vật hay vitamin từ rau quả tươi. Vậy nên, việc ăn món ăn này hàng ngày thay cho bữa ăn chính sẽ khiến cho các teen bị thiếu hụt một lượng chất dinh dưỡng rất lớn cho cơ thể trong khi carbohydrate lại dư thừa rất nhiều.

Mặt khác, gia vị đi kèm trong các gói mì thường chứa nhiều chất phụ gia để tăng thêm cảm giác ngon miệng. Những chất này hoàn toàn không những không bổ sung thêm dinh dưỡng mà nó còn cay, nóng, gây bất lợi cho bạn nào có huyết áp hay thân nhiệt cao.

Vậy có nghĩa là phải cho mì ăn liền vào black list cả đời???

Nhiều bạn rất thích mì tôm, thậm chí là còn “nghiện” món ăn này mặc dù biết nó “hại” nhiều hơn “lợi”. Nếu  bạn nào nằm trong trường hợp đó, hãy học cách ăn mi tôm thật thông minh nhé! Theo các chuyên gia an toàn thực phẩm, một phương pháp khá hiệu quả để hạ bớt hàm lượng chất béo trong món ăn này là dùng 2 lần nước. Nếu nấu thì bạn có thể đun sôi nước, cho mì vào khuấy đều rồi đổ nước này đi, nấu lại bằng nước khác rồi mới cho gia vị.
Chế biến mì ăn liền đúng cách sẽ giảm thiểu được những yếu tố gây hại cho sức khỏe

Nguyên nhân vì trong quá trình nấu hay úp mì ở lượt nước đầu, chất bảo quản trong đó sẽ được hòa tan. Khi các bạn đổ nước này đi thì chúng sẽ theo đó mà tiêu mất đi khá nhiều. Cụ thể là transfat bên ngoài mỗi sợi mì sẽ bị cuốn trôi, giúp hạn chế tối đa lượng hấp thụ nó vào cơ thể teen. Thêm nữa, dù đã nấu lại nước mới thì bạn cũng không nên húp sạch phần nước còn dư trong bát sau khi ăn để tránh những chất có hại còn sót lại.

Cuối cùng, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng teen cần chú ý đến việc cân bằng dinh dưỡng khi ăn mì tôm vì trong anh bạn này vốn chỉ có carbohydrate và chất béo thôi. Do vậy, các teen đừng quên bổ sung rau xanh cùng các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein bị thiếu hụt. Đặc biệt, với những bạn nào bị mắc những chứng bệnh liên quan đến tim mạch thì nên hạn chế món ăn này ở mức tối thiểu. Ngay cả với những teen bình thường khác cũng chỉ nên ăn tối đa 3 lần/tuần thôi nhé!

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Những món mì nổi tiếng xứ Hàn

Những nét văn hóa truyền thống của  đất nước, con người Hàn Quốc được thể hiện ngay trong cách họ chế biến, nấu nướng hay thưởng thức các món ăn của mình.

Cũng như Việt Nam món ăn chính của Hàn Quốc là cơm, tuy nhiên tùy theo mỗi vùng miền, hay mùa khác nhau mà có những món ăn độc đáo riêng.

Các món ăn nổi tiếng của Hàn Quố là Kim chi, canh rong biển, cơm thập cẩm Bibimbap, Mì lạnh Naengmyeon, bánh gạo cay tteokbokki, cơm cuộn rong biển Kimbap, miến trộn Japchae, mì đen Jajangmyun
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các món nổi tiếng của Hàn Quốc

1. Mì lạnh Naengmyeon

Mì lạnh được biết đến là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc. Bạn dễ dàng nhìn thấy món mì này trong hầu hết các bộ phim Hàn Quốc chiếu ở Việt Nam
Mì lạnh Naengmyeon có hai loại mì lạnh nước Bình Nhưỡng và mì lạnh trộn Hàm Hưng. Ngày nay Hàn Quốc chỉ gọi là mì lạnh trộn và mì lạnh nước.

- Mì lạnh Hàm Hưng có mì sợi làm bằng bột khoai lang, hoặc khoai tây. Đây là sản phẩm nông nghiệp chính của khu vực này. Mì sợi loại này rất dai và dẻo. Trộn ăn kèm với gỏi cá đuối cùng tương ớt.

- Mì lạnh Bình Nhưỡng có mì sợi làm bằng bột kiều mạch trộn thêm chút bột khoai tây hay khoai lang ăn với nước kimchi dongchimi lạnh hay nước thịt luộc để lạnh. Khi ăn, người ta cho thêm thịt lợn hay thịt bò luộc thái lát mỏng và trứng gà luộc, cũng có nơi ăn với thịt gà hay gà lôi luộc xé nhỏ.

2. Japchae - miến trộn Hàn Quốc

Miến trộn Hàn Quốc cũng tương tự như món miến trộn hay mì trộn của Việt Nam. Nguyên liệu để làm món miến trộn này bao gồm miến Hàn Quốc (bạn có thể tìm mua ở siêu thị, hoặc khu bán đồ của người Hàn), thịt bò, hành tây, cà rốt, rau cải ngọt, nước tương dầu mè, tỏi và gia vị.
Miến trộn rất dễ ăn bởi không dùng nhiều dầu mỡ để xào, mà lại trộn với rất nhiều loại rau củ quả.

3.  Mì đen Jajangmyun

Bạn đã từng nhìn thấy mì đen mà các diễn viên Hàn hay ăn trong phim, trông họ ăn rất là ngon, màu đen và mì bám hết xung quanh miệng. Bạn tự hỏi tại sao nó lại có màu đen? Có phải là dùng nước tương đen? Mè đen? Hay đậu đen?

Đúng rồi đấy, mì đen Jajang là vì nó có nước sốt đậu đen của Hàn Quốc nên mới có màu sắc như vậy. Nguyên liệu để làm món mì này tất nhiên là Hàn Quốc và sốt đậu đen các bạn có thể mua ở khu phố dành cho người Hàn, hoặc siêu thị Big C, nếu không có mì Hàn thì bạn dùng mi gau do cũng được :d.
Các nguyên liệu để chế biến nước sốt: thịt lợn, hành tây, khoai tây, cà rốt, bí ngô, đậu đen thêm các gia vị đường, dầu ăn, rượu gạo. Thêm rau cải để ăn cùng nếu bạn muốn. Tuy nhiên nếu bạn không thích các loại củ quả trên bạn có thể thay thế bằng loại củ quả mà bạn thích, chúng ta sẽ có món mì đen cực kỳ đa dạng.

>> 5 loại mì phổ biến ở Nhật

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Bánh xèo du lịch miền trung Phan Thiết

Ở nước ta, nhiều vùng có bánh xèo nhưng mỗi nơi một khác. Miền sông nước Nam bộ có bánh xèo bông điên điển, những góc phố TP HCM lại được biết đến với bánh xèo chảo ăn với cải bẹ xanh... Nhưng chẳng nơi nào như ở thành phố du lich Phan Thiet lại nâng bánh xèo lên thành danh thực, có thể cung cấp cho tiệc cơ quan, liên hoan, sinh nhật...


Bánh xèo Phan Thiết khác với bánh xèo ở những nơi khác là bánh nhỏ chỉ bằng cái lòng chén và không cuốn với rau xà lách mà thả vào tô nước mắm chín (nước mắm đã được giã với tỏi và ớt). Trên đường Tuyên Quang có nhiều quán bánh xèo rất ngon nên còn có tên là "phố bánh xèo".

Ở đó, phố bánh xèo ồn ã nhiều quán, nhiều tên và thật ra quán nào bánh cũng ngon. Tuy nhiên, lâu năm, được nhiều người biết đến là quán Cây Phượng. Bánh xèo Cây Phượng được liệt vào hàng quán cổ, vì đã tồn tại non nửa thế kỷ nay, kế thừa đến ba đời.

So với các tỉnh du lich mien Trung nói chung và với thành phố du lịch Phan Thiết nói riêng thì nơi đây có cách chế biến món ăn lạ, sử dụng hải sản, là nguyên liệu rất sẵn của địa phương. Bánh dai, giòn, rau sống trù phú…


Khâu pha phối bột khá quan trọng. Người làm bánh xèo thường dùng bột gạo, đậu xanh, có nơi cho nước cốt dừa vào, thêm màu bột nghệ. Cũng có người nói, có thể cho bia vào trong bột đúc bánh nhưng chẳng biết thực hư ra sao.

Thịt đúc bánh thường được ướp gia vị trước, xào sơ qua rồi mới đưa vào sau khi bột chín. Sau đó, bánh được thêm ít giá hoặc bông điên điển đặt mua từ miền Nam mỗi khi vào mùa. Trong nhân, con tôm phải là tôm sú bánh mới ngon.

Nước chấm được chế biến theo bí quyết riêng, nhưng phải có đậu phộng giã nhỏ, pha đường, có chút bột mì cho hơi quánh và không thể thiếu ớt, cà chua. Khi ăn, thả chiếc bánh còn nóng vào chén nước chấm, rồi thêm rau húng, giấp cá, quế... và thưởng thức.

Du lịch Phan Thiết ăn cá bò hòm


Ngoài con mực lá dày thịt và thơm ngọt, thành phố du lich Phan Thiet còn có món cá bò hòm – loại cá được ngư dân địa phương đặt cho biệt danh “thiết giáp biển” do hình dạng… vuông vức, rằn ri dữ dằn nhưng thịt cá bò hòm lại rất hấp dẫn và bổ dưỡng.


Do thịt có vị ngọt, béo, màu trắng nên khi ăn kèm cùng những vị cay nồng của các loài rau thơm, cuốn  bánh tráng chấm với mắm nêm Phan Thiết tạo nên món ăn “Cá bò hòm hấp cuốn bánh tráng” trứ danh!

Đệ nhất nướng mà nguyên liệu là cá bò hòm là “tuyệt cú mèo”. Đến du lịch Phan Thiết tận hưởng biển xanh, cát trắng, nắng vàng không thể không nhắc đến món ăn này...

Giới sành ăn thường bảo, hải sản Phan Thiết ngọt hơn ở nơi khác. Đặc biệt, cá bò hòm là không thể bỏ qua.


Ít ai nghĩ rằng con cá xấu xí này lại ngon đến như vậy. Thân cá dài, có hình vuông thuộc họ cá bò nên ngư phủ đặt tên cá bò hòm cho dễ nhớ. Da cá vằn vện có màu “xanh nhà binh” nên du khách còn gọi là “thiết giáp biển” để “né” cái tên nghe dễ sợ của nó. Cá khoảng 200-300g là vừa ăn, thịt ngon. Chế biến loại cá này, chỉ cần rửa sạch, mổ bụng tẩm gia vị hoặc để nguyên con nướng mọi. Có lẽ để tăng phần thú vị hơn là hương vị, nhiều đầu bếp ghim cọng sả từ miệng đến đuôi cá trước khi nướng.

Khi ăn, thực khách lột bỏ lớp da dày và cứng của cá rồi tách bốn mảng thịt nằm bốn cạnh của thân cá. Thịt cá trắng và dai, có vị béo nhưng không ăn có cảm giác ngán. Món này ăn với rau mùi, nhất là rau húng, dưa, chuối chát... Nhiều khách thích cuốn thịt cá với rau, bún và bánh tráng chấm với nước mắm me chua ngọt được chế biến từ nước mắm nhỉ Phan Thiết. Đằng sau vẻ “khủng khiếp” của “thiết giáp biển” là vị ngon đậm đà trở thành món ăn trứ danh của xứ biển

Mời các bạn du lịch Phan Thiết - Bình Thuận để thưởng thức món ăn hấp dẫn này !

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Chén cháo bồ câu tại Vũng Tàu

Ai đã từng đến du lịch Vũng Tàu, cũng từng thưởng thức qua các món ăn vặt nổi tiếng như: bánh khọt gốc cây vú sữa (Xem thêm: bánh khọt Vũng Tàu), nước dừa tươi, bánh bèo, bánh căn...nhưng chắc ít ai biết đến món cháo Bồ câu. Cái quán nhỏ nằm khuất tại góc đường Đồ Chiểu, cách chợ cũ TP du lich Vung Tau khoảng 300 m. Vậy mà mỗi khi sáng đèn, thực khách lại kéo đến nườm nượp bởi món ăn chủ lực của quán là cháo bồ câu đậu xanh

Cái thú tại quán là phải ngồi ngay lề đường, quây quần bên chiếc lò ấm cúng cùng nồi cháo đậu xanh, có thêm thịt bồ câu xé nhỏ, trộn đều trong cái béo ngậy của nồi cháo đang sôi trên bếp.

Bồ câu ra ràng hầm cháo đậu xanh với hạt sen đã bổ, lại thêm vị mát của đậu xanh, mùi thơm của hạt sen khiến cho món ăn rất hấp dẫn. Đến đây, thực khách có thể chọn số lượng bồ câu với 3 món chính là nấu cháo, quay và rô-ti.

Thịt bồ câu rất bổ dưỡng, nhất là chim non mới ra ràng. Theo y học Trung Hoa thì thịt bồ câu có vị mặn, tính bình, công dụng ích khí giải độc, điều kinh chỉ thống, bổ tinh rất tuyệt vời cho những cặp vợ chồng mới cưới mong con.


Theo anh Tuấn chủ quán, muốn có nồi cháo ngon phải có can đảm đập hay bẻ cổ bồ câu non. Làm như vậy máu và dưỡng chất được giữ lại nên thịt sẽ ngon ngọt hơn nhưng màu thì hơi bầm. Sau đó làm sạch, cho thêm gạo rang, đậu xanh vào soong, đổ nước nấu cháo. Cháo gần nhừ, cho thêm hạt sen vào nấu cho chín tới. Vớt thịt ra, xé nhỏ cho lại vào cháo.

Cứ cuối tuần, từng nhóm bạn từ TP HCM hay các tỉnh lân cận có dịp đi tắm biển tại thành phố du lịch Vũng Tàu lại đổ dồn ra quán nhỏ này nếm hương vị ngọt ngọt bùi bùi của chén cháo bồ câu.

Nếu ai chưa từng được thưởng thức hương vị ngọt ngọt bùi bùi của chén cháo bồ câu thì hãy thử 01 lần nhé. Bạn sẽ "ghiền" đấy.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Ốc giác món ngon của du lịch miền trung



Khi về với biển du lịch miền Trung thì hải sản tôm, cua, mực luôn là món ăn dễ dàng tìm thấy nhất. Và có lẽ bạn không thể bỏ qua món ốc giác. Dưới bàn tay chế biến khéo léo của người dân nơi đây, ốc giác đã biến thành nhiều món ăn ngon phong phú, hấp dẫn khiến du khách ăn rồi lại thèm thuồng mỗi khi nhắc đến.


Ốc giác có nhiều từ vùng biển du lich mien trung Ninh Thuận – Bình Thuận kéo dài xuống tận phía nam Côn Đảo. Nó thường sống ở vùng biển cạn ven các rạng, hang hốc, vách đá, quanh các hòn đảo chỗ nước trong. Ốc giác to con, vỏ dày, nặng trung bình khoảng 300 – 500g/con, có những con lớn trọng lượng trên cả kílô.

Sau khi bị bắt, con ốc giác có khả năng sống hàng tuần trong nước mặn. Ngày trước ốc giác chỉ có ngư dân mới biết đến hương vị ngon lạ của nó. Trong những chuyến đi đánh cá, họ nhặt nhạnh vài con ốc giác, vậy là có món ốc nướng hoặc luộc để lai rai ngay trên khoang tàu sau mẻ lưới. Số ốc còn lại dành về nhà làm quà cho mấy bà nội trợ trộn gỏi, nấu thêm nồi cháo nữa bồi dưỡng cho cả nhà. Ốc giác khoẻ, dai sức nên có thể sống trong nước mặn cả chục ngày sau khi bị bắt. Có lẽ vì điều này mà ốc giác được nuôi rọng đưa lên thành phố khá dễ dàng và vẫn còn tươi sống. Dân mê hải sản ở thành phố cũng đã bắt đầu bén mùi món ốc giác dai giòn hấp dẫn này.

Thịt của con ốc giác gồm hai phần đều ăn được, phần cùi ốc trắng trong, cứng giòn như mề gà; phần ruột ốc màu nâu nhạt, mềm, vị bùi và béo mà người ăn ốc giác sành điệu gọi là gạch hay gan.

Từ ốc giác người dân ở đây chế biến ra nhiều món như luộc, nướng, làm gỏi, cháo…Đơn giản nhất là món ốc giác luộc, thịt ốc được cạo rửa sạch cho hết chất nhờn, mang luộc chín rồi xắt mỏng. Với món hấp, sau khi rửa sạch, đem hấp với sả nguyên cả vỏ, sau khi chín lấy phần thịt xắt lát thật mỏng, thịt ốc có màu vàng ươm. Hai món này khi ăn chấm nước mắm gừng, tỏi ớt thì rất ngon.

Ốc giác nướng muối ớt

Hấp dẫn hơn vẫn là món gỏi ốc giác. Luộc chín ốc rồi xắt sợi, cùng với thịt ba chỉ luộc chín, xắt sợi. Đu đủ sống bào mỏng, rau răm xắt nhỏ, hành tây, đậu phộng rang, hành phi… nước mắm, tỏi, ớt, chua, ngọt rồi xúc ăn với bánh tráng là ngon không chỗ nào chê được.

Có lẽ món cháo ốc giác ăn nóng khiến nhiều người nghiền nhất bởi sau khi tắm biển lên bao giờ cũng có cảm giác đói. Để có món cháo ngon thì ốc sau khi hấp chín, mang ra xắt mỏng ướp với gia vị hành tím, tiêu, bột nêm… Phi dầu với hành tím cho thơm, bỏ thịt ốc giác đã ướp vào đảo đều cho chín. Sau đó đổ vào nồi cháo đã nấu nhừ, chờ sôi vài dạo nêm nếm lại, nhắc xuống múc ra bát, cho thêm rau thơm xắt nhỏ như ngổ, hành lá…Múc muỗng cháo đưa vào miệng kèm theo miếng thịt ốc giác rất giòn quện cùng vị thơm của các gia vị khiến thực khách ăn một lần và nhớ mãi.


Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Nhện rang món ngon tại Campuchia

Ai đã một lần đi du lich campuchia chắc hẵn cũng đã thưởng thức qua món nhện rang nơi đây. Không phải là loại nhện nhỏ giăng mạng trong nhà, nhện rang ở đây là loại nhện đen to, mình đầy lông lá, vẫn thường trú ngụ tại những khu rừng nhiệt đới quanh năm ẩm ướt.

Nhện rang món ngon đặc sản khi đi du lich Campuchia

Quê hương của a-ping nằm ở thị trấn Skuon, cách thủ đô Phnôm Pênh 75km về phía Nam. Đây là vùng nằm ngay sát bìa rừng, nơi có các hang nhện dưới lòng đất, rất thuận tiện cho những người bắt nhện và chế biến món ăn đặc sản của mình.

Không cầu kì hoa mĩ và trải qua nhiều công đoạn như các đặc sản khác ở nhiều nơi trên thế giới, nhện rang được chế biến khá đơn giản và có phần hoang dã, mang hơi hướng cuộc sống của những người dân quanh năm hoà hợp với rừng núi, thiên nhiên.

Nhện bắt trực tiếp từ hang, ướp nguyên cả con với muối, đường và một chút mì chính, rồi cho vào rang trong dầu cùng tỏi phi thơm. Rang nhện cho tới khi chân chúng cứng lại, mình chưa bị nứt là có thể đem ra thưởng thức. Nhện tẩm bột hay bọc đường sẽ làm người ăn khó lòng nhận ra những đám lông gần như vẫn còn nguyên vẹn của những chú nhện này.

Nhện rang giòn ở ngoài nhưng có vị bùi bùi, mềm xốp và hơi nhầy nhầy ở bên trong, nhất là phần thịt trắng ở bụng nhện. Những thứ mềm xốp ấy, ngoài thịt, có thể còn là nội tạng, trứng hay thậm chí là cả “phân” của chúng.

Vì không cần qua sơ chế hay bỏ đi bất cứ một bộ phận nào, nên ngay cả sau khi rang trông chúng vẫn không khác gì so với những con nhện sống. Khi từ từ đưa món ăn có hình dáng thú vị này vào miệng, chắc chắn người thưởng thức sẽ có cảm giác như mình đang ăn một con nhện sống chính hiệu.

Những người dân Campuchia, đặc biệt là trẻ con rất thích thứ đồ ăn vặt này. Nhện rang không chứa nhiều chất đạm hay các chất bảo quản như những loại đồ ăn nhanh béo ngậy khác. Không những thế, những người phụ nữ Khmer tin rằng nhện rang là một phương thuốc rất tốt cho sắc đẹp, đặc biệt là sẽ khiến tóc dày và khoẻ hơn.

Từ khi nhện rang trở thành đặc sản và được những người dân đem bán, thị trấn Skuon luôn là địa điểm dừng chân thường xuyên của những chuyến xe buýt hay những chiếc taxi chở khách qua lại. Bán nhện rang cũng trở thành một nghề kiếm sống của những người dân ở đây. Những khay nhện rang là “đồ nghề” của những người hàng bán rong luôn đon đả chào mời khách và phục vụ tới tận cửa xe ô tô. Và vẫn luôn có cả một hàng dài những ô tô xếp hàng để chờ được phục vụ món ăn lạ miệng này.