Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Hướng dẫn làm món mì vịt tiềm

Nghe nhắc tên món ăn, chắc hẳn nhiều bạn sẽ e ngại mùi nồng của xì dầu hay sự béo ngậy của nước dùng, nhưng nếu khéo chế biến thì gia đình bạn sẽ có những bát ngon. Nào hãy cùng bắt tay làm món "Mì Vịt Tiềm"

1. Nguyên liệu
    - 2 đùi vịt
    - 1 gói "Gia Vị Đồ Bổ Tiềm Vịt"
    - 2 lon nước dừa tươi hoặc 2 trái dừa tươi
    - Mì tươi, cải xanh, hắc xì dầu, hành tỏi bằm nhuyễn, hành lá thái nhuyễn
    - Nấm đông cô


Hướng dẫn làm món mì vịt tiềm

2. Cách làm
Bước 1
Đùi vịt chà gừng, muối rửa sạch, để ráo.
Để đùi vịt vào thau, cho hắc xì dầu vào ngập tới thịt và muối, đường, bột ngọt, hành tỏi bằm nhuyễn. Trộn vịt lên cho đều, ướp qua đêm.
Bắt một nồi chừng 2 đốt ngón tay dầu, để dầu nóng, chiên từng miếng thịt vịt cho thật kỹ (lúc này thì chỉ thấy vịt toàn màu đen thôi vì có hắc xì dầu). Nếu thịt chiên không chín kỹ, khi ăn sẽ giống như vịt luộc không ngon.

Bước 2
Chiên xong vịt thì để ra 1 nồi khác, cho vô nồi 2 lon nước dừa và gia vị tiềm vịt cho vào cái túi vải có sẵn trong bich gia vị, cột chặt, thả vào nồi. Đổ thêm nước cho ngập quá thịt trong nồi, để riu riu sôi, nêm muối, đường, bột ngọt, đổ nước thường xuyên nếu cạn. Tiềm đến khi vịt thật mềm thì đổ thêm nước vào nồi cho đủ ăn, nấu sôi lại và nêm nếm lại cho vừa miệng.

Bước 3
Trong lúc tiềm vịt:
Nấm đông cô ngâm nước, rửa thật sạch, cắt dài, trụng nước sôi cho hết hôi.
Mì trụng nước thật sôi
Rau cải rửa, để sẵn.
Khi ăn, cho nấm vào nước lèo đang sôi, phải thật nóng, thả rau vào nồi cho tái rồi vớt ra liền cho lên trên mi, rắc hành lá, dùng kéo cắt miếng thịt vịt tùy ý, múc nước lèo có nấm chan lên tô mì.

Theo học nấu ăn

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

2 loại mì lạnh Bibim

Ẩm thực Hàn Quốc được biết đến với rất nhiều món ăn đa dạng, nhiều màu sắc và vô cùng bắt mắt. Điểm đặc biệt của ẩm thực xứ Hàn là chỉ với những nguyên liệu hầu như giống nhau nhưng lại luôn tạo ra những món ăn khác nhau hoàn toàn. Bibim Naengmyeon (비빔 냉면) – tạm dịch là mì lạnh trộn và món Bibim Guksu (비빔국수) – tạm dịch là "phở" trộn là hai trong số những món ăn “cùng họ khác tên” của ẩm thực Hàn Quốc. Với tên gọi khác nhau, bất cứ người Hàn Quốc nào cũng dễ dàng phân biệt hai món ăn này, tuy nhiên với những du khách nước ngoài thì luôn mang theo mình không ít thắc mắc về chúng. Giờ tụi mình cùng nhau khám phá xem hai món ăn này có gì giống và khác nhau nhé!

Nhắc tới Naengmyeon chắc các bạn vẫn nhớ tới món mì lạnh mà chúng mình đã từng giới thiệu trước đây, vốn là một trong những món ăn được ưa chuộng nhất vào mùa hè tại Hàn Quốc. Không dừng lại ở món mì lạnh được yêu thích thông thường, các đầu bếp Hàn Quốc đã thể hiện sự sáng tạo không ngừng của mình khi kết hợp món mì lạnh với phương thức trộn các nguyên liệu để tạo nên một món ăn vô cùng độc đáo chính là Bibim Naengmyeon. Công thức và thành phần của món Bibim Naengmyeon cũng không khác biệt nhiều so với những món trộn khác của ẩm thực Hàn Quốc như cơm trộn (비빔밥), mì trộn (비빔면), và miến trộn (잡채)… hỗn hợp các loại rau luôn là thành phần không thể thiếu trong các món ăn này. Điểm khác biệt lớn nhất của bibim naengmyeon với bibim guksu cũng chính là điểm khác biệt từ hai nguyên liệu naengmyeon và guksu. Naengmyeon là loại lạnh được làm từ bột kiều mạch, tinh bột khoai tây hoặc tinh bột khoai lang thế nên sợi mì khá dai; còn Guksu lại được làm từ bột mì (khi ăn sẽ thấy gần giống với sợi phở của Việt Nam). Để có thể nấu được Bibim Naengmyeon, người nội trợ chắc chắn phải sử dụng naengmyeon cùng các nguyên liệu khác, nhưng khi nấu Bibim Guksu người ta có thể thay thế guksu bằng loại mì soba của Nhật Bản (có 69% là bột mì và 29% là bột kiều mạch) hoặc sử dụng loại mì somen. Sợi guksu không dai như sợi naengmyeon và có phần mềm hơn, tạo cho thực khách cảm giác thoải mái khi thưởng thức.

Mì Bibim Naengmyeon dai dai lạ miệng

Mì Bibim Guksu cay cay ngot ngọt

Những nguyên liệu đi kèm của hai món trộn này cũng có ít nhiều khác biệt, nếu như Bibim Naengmyeon là sự kết hợp cùng với hành tây, tỏi, hành xanh, dưa chuột, trứng, quả lê, ớt mảnh, hạt tiêu, vừng, dấm, dầu mè, si-rô ngô, muối, nước tương, đường, bột mù tạc thì Bibim Guksu ngoài những nguyên liệu trên còn phải có chút rau diếp thái mảnh, bắp cải hoặc kim chi củ cải… tất nhiên nguyên liệu cũng một phần phụ thuộc vào đầu bếp và thực khách. Vì là món trộn nên người thưởng thức không những có thể tự tay trộn đều tô mi của mình mà còn có thể dễ dàng yêu cầu cho thêm hoặc bỏ bớt ra những nguyên liệu mà họ muốn.

Một điểm mà các bạn cần lưu ý đó là Bibim Naengmyeon hay Bibim Guksu thì nước sốt cay ngọt là thành phần không thể thiếu. Tuy nhiên, để có được nước sốt thật ngon lại không đơn giản tẹo nào.

Là một đất nước có mùa hè nóng và ẩm ướt, Hàn Quốc luôn biết làm hài lòng các cư dân của xứ mình bằng những món ăn xua tan đi cái nóng của mùa hè, những suy nghĩ về vị cay nóng của ớt sẽ không còn khi bạn trộn đều những bát Bibim Naengmyeon và Bibim Guksu, thay vào đó là cái dịu mát của những sợi mì lạnh, vị cay ngọt hài hòa của những sợi mì guksu, tất cả đều cùng nhau tạo nên những nét riêng, độc đáo của ẩm thực xứ kim chi.

Mì sụa Sóc Trăng

Cùng với các món ăn hấp dẫn nổi tiếng như bún nước lèo, bò nướng ngói, bún gỏi dà, bánh cống, Sóc Trăng còn có món mì sụa, là món ăn truyền thống của cộng đồng người Hoa tại Sóc Trăng. Mì sụa được chế biến bằng nguyên liệu chính là đậu nành, mi khong chien, nên cọng mì có màu vàng óng, thường to hơn so với các loại mì khác.
Mì sụa mặn ngon nhất khi đem xào

Mì sụa có hai loại: Loại mặn và loại không mặn. Mỗi loại chế biến thành các món ăn khác nhau như mì sụa mặn (ngon nhất khi xào), còn mì sụa ngọt dùng để nấu chè. Cách chế biến món mì sụa xào, mì không chiên cũng khá đơn giản; mì được trụng sơ qua nước nóng và đem xào chung với các loại rau, nấm và các loại hải sản hay thịt heo, thịt gà chấm với nước tương hoặc nước mắm giấm ớt tùy khẩu vị. Khi ăn, quý khách sẽ cảm nhận được vị dai, giòn của mì hòa cùng với vị béo, ngọt của thịt. Còn mì sụa không mặn, thường được nấu chè với trứng gà luộc có vị ngọt rất lạ miệng, được dùng trong những bữa tiệc, mừng sinh nhật. Với hàm ý, màu đỏ của lòng đỏ trứng gà là lời chúc cho cuộc sống thêm may mắn, trọn vẹn.

Ngày nay, mì sụa có bán tại các quán ăn trong thành phố Sóc Trăng như tiệm mì Thúy, mì Hiệp Lợi.... Ngoài ra, du khách có thể đến các tiệm tạp hóa trong chợ trung tâm TP. Sóc Trăng mua mì sụa tươi về và tự tay chế biến để tăng thêm sự phong phú cho thực đơn trong bữa cơm gia đình./.

Tự tay làm mì xào ốc giác

Mì xào ốc giác thơm ngon, hấp dẫn, cách chế biến lại đơn giản bạn có thể tự làm cho gia đình và những người thân cùng thưởng thức.


Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)
    Ốc giác: 500g
    Mì không chiên Nissin: 3 gói
    Rau muống: 1 bó
    Gia vị: bột ngọt, bột nêm (bạn có thể dùng luôn bột nêm của mì gói), sa tế, gừng, hành tươi, hành khô, nước mắm, tiêu, ớt, tỏi…
    Dầu ăn

Thực hiện:
- Ốc giác rửa sạch, luộc ốc chung với sả (sả cắt đoạn khoảng 5 cm đập dập).
- Khêu lấy thịt ốc cho khéo để giữ nguyên con. Nêm đủ gia vị, ướp khoảng 5 phút.
- Rau muống nhặt, rửa sạch.
- Chần mì không chiên Nissin qua nước. Bạn nên nhúng mì vào nước ở nhiệt độ thường cho đến lúc nó mềm ra thì xào. Nhưng có hiệu quả nhất là cách “xông” , tuy hơi cầu kỳ một chút. Bạn cho mò vào vỉ rồi đặt lên nồi nước đang sôi, để hơi nước sôi làm mì mềm ra mà không làm nó nhũn, bở.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu láng dầu, cho hành khô phi thơm. Đảo ốc săn lại, cho ra bát.
- Tiếp cho dầu vào chảo, cho tỏi băm phi thơm. Tiếp cho rau muống, nêm gia vị xào chín tới.
- Cho mì vào xào qua cho tơi, cho ra đĩa.
- Trộn ốc giác, mì không chiên Nissin và rau đã chế biến vào trộn lên rồi cho vào chảo đảo nhanh rồi đổ ra đĩa dùng nóng.

Mách nhỏ:
Mì không chiên Nissin xào không bị nhũn, vẫn giữ được độ giòn, dai của mì.
Ốc nêm vừa gia vị, ngọt và thơm mùi ốc
Rau xào xanh, giòn giòn

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Mẹo nấu ăn - Cách chế biến cá rựa bóp chanh


Hôm rồi, anh bạn ở làng biển bên cạnh một hai gọi tôi, dù bận việc gì cũng tranh thủ ít thời gian ghé nhà anh dùng bữa gỏi cá rựa bóp chanh. Công việc bộn bề, song nghe lời mời chân tình thúc giục của anh, tôi không thể và cũng không muốn chối từ.

Đâu vào đấy, anh đã chuẩn bị xong. Trên mâm là một đĩa cá bóp chanh với từng miếng thịt cá trắng tươi trộn chung với hành tây và rau thơm, ớt xắt nhỏ, tỏa mùi thơm phức. Bên cạnh đó là một chén nước chấm, một chén ớt trái và tỏi củ, vài cái bánh tráng và một ít rượu chuối hột. Chúng tôi ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu trải giữa nhà rồi cùng nhau thưởng thức.

Vì chưa biết cách ăn nên chủ nhà phải chỉ từng động tác. Anh bảo, ăn cá bóp gỏi nói chung phải ăn cho mạnh vào. Trước tiên gắp những miếng cá vào chén, vắt ít chanh, ngắt mấy lá rau thơm và bẻ miếng bánh tráng nướng bóp nhỏ bỏ chung vào, thêm ít nước mắm rồi dùng đũa và ăn thiệt xông xáo, ăn cho đổ mồ hôi mới biết thế nào là ngon.

Mẹo nấu ăn - Cá rựa bóp chanh
Cá rựa có hình dáng dài như cá hố, giống chiếc rựa, thân tròn, da có màu nâu xanh. Loại cá này xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất ở vùng biển miền Trung vào khoảng thời gian cuối mùa thu. Ngư dân đánh được loại cá này ngoài khơi xa bằng cánh giăng lưới. Trung bình mỗi con cá rựa to bằng bắp tay người lớn, dài độ 60 cm. Đặc điểm con cá này thịt trắng, xương sống cứng, có nhiều xương dăm dọc theo sống lưng.

Để làm gỏi, mẹo nấu ăn, cần chọn những con cá tươi mới bắt được. Chọn cá rồi làm theo những bước khá tỉ mỉ. Nhất quyết phải giữ cá luôn trong độ lạnh bằng cách ngâm đá. Cắt bỏ phần đầu đuôi rồi dùng dao bén cắt lấy phần thịt cá dọc hai bên xương sống, sau đó cắt bỏ hết phần xương dăm và da thì ta còn lại phần thịt nguyên trắng tươi. Rửa thật sạch, thái cá từng miếng mỏng, xả vắt khô nước, dùng một lượng nước chanh sao cho khi đổ vào ngâm nước chanh sẽ thấm đều hết phần cá. Sau đó đợi một lát thịt cá chín tái rồi dùng tay vắt cá thật khô, cho vào tủ lạnh.


Và cứ thế, để có đĩa gỏi đẹp mắt và ngon, ta phải bóp phần cá tương ứng với nước mắm, đường chanh cùng các loại rau thơm như tía tô, húng, ngò gai, ngò thơm, đậu phụng rang, hành tây xắt nhỏ, xoài băm, khế, kèm vài cái bánh tráng nướng cùng một chén mắm ngon.

Theo đánh giá của những người ở biển mẹo nấu ăn thì cá rựa bóp chanh ngon hơn nhiều so với gỏi cá hố, cá trích, cá cơm..., bởi thịt của nó vừa dai vừa ngọt mềm. Thật là lâu lâu mới có cảm giác được ăn một món ngon như thế này...

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Mì không chiên Nissin xào bò


Món mì bạn tự tay làm theo cách dưới đây không thua kém ngoài hàng đâu nhé! Chỉ mất chút thời gian là bạn đã sẵn sàng bữa sáng rất ngon cho cả nhà rồi!

Nguyên liệu:

3 gói mì không chiên Nissin
200g thịt bò thăn
300g rau cải
Gừng, tỏi, tiêu
Bột nêm, gia vị, dầu hào, xì dầu, đường, bột năng.

Cách làm:

Tỏi và gừng băm nhỏ.

Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, thêm tỏi vào phi thơm rồi dùng cả tỏi và dầu ăn đó để ướp thịt.

Ướp thịt với bột nêm, tiêu, tỏi phi và dầu ăn, gừng, chút đường (có thể ướp trước rồi để qua đêm trong tủ lạnh).

Rau cải nhặt rửa sạch, cắt khúc chừng 3cm 5cm.

Mì không chiên Nissin ngâm vào nước lạnh cho mềm.

Pha nước xốt gồm: 1 thìa dầu hào, 2 thìa nước lọc, ½ thìa đường, 1 thìa xì dầu và bột năng, khuấy đều cho tan.

Cho mì không chiên Nissin vào chảo dầu xào săn, bạn ko nên đảo nhiều mà cứ để mỳ tự săn lại, chỉ trở các mặt cho đều. Ở đây mỳ tôm đã hơi mặn rồi nên mình không nêm gia vị, nếu mỳ nhạt bạn có thể thêm gia vị cho vừa ăn.

Trong thời gian đó cho thịt bò vào 1 chảo dầu khác, xào chín rồi múc ra đĩa.

Dùng chính nước thịt bò tiết ra để xào rau, nêm gia vị vừa ăn.

Khi rau gần chín cho hỗn hợp nước xốt đã pha vào.

Khi ăn cho mì không chiên Nissin ra đĩa, tiếp đến là rau, trên cùng là thịt bò, ăn nóng. Nếu có thời gian bạn có thể làm thêm nước mắm chua ngọt nhẹ cùng chút dưa góp ăn cùng rất hợp, còn không thì dùng thêm chút chanh cũng ngon rồi.

Trộn lẫn mì không chiên Nissin, rau và thịt, món bạn tự tay làm không thua kém gì ngoài hàng đâu nhé! Món mì xào không chỉ ngon mà còn rất đủ chất, quả là một bữa sáng hoàn hảo bạn dành tặng gia đình ngày cuối tuần.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Mì udon khổng lồ chỉ có ở Tawaraya tại Kyoto


Udon là một trong những món ăn phổ biến và được ưa thích nhất tại Nhật Bản, cùng với những món mì khác như soba và ramen. Mỗi người đều sẽ có sở thích và cách đánh giá độ ngon của các loại mì trên khác nhau. Tuy nhiên, với những người thích ăn sợi mì với cách cán truyền thống dày hơn các loại mì khác, họ chắc chắn sẽ chọn udon.
Gần đây, một cửa hàng có tên Tawaraya tại Kyoto (Nhật Bản) đã cho ra mắt món mì udon đặc biệt có một không hai. Mỗi bát mì ở đây chỉ có duy nhất một sợi, và kích thước khổng lồ của sợi mì cũng khiến người ta vô cùng kinh ngạc. Nhiều khách hàng chia sẻ rằng họ chưa từng thấy một sợi mì nào dài và dày như vậy. Những mì được đun sôi theo một cách đặc biệt để tránh cho chúng trở nên quá mềm và nhũn. Ngoài sự khác biệt về sợi mì, hương vị món ăn ở đây vẫn giữ nguyên phong cách truyền thống và không có gì đặc biệt hơn.
Mỗi bát mì chỉ cần... 1 sợi là đủ!

Giống như nhiều cửa hàng mì truyền thống ở Nhật Bản, đầu bếp tại Tawaraya sẽ cán các sợi mì vào mỗi sáng và sử dụng chúng trong ngày. 

Tuy nhiên, kể từ khi Tawaraya cho ra mắt món “đặc sản” và trở nên nổi tiếng ở Kyoto, họ thường xuyên bị “cháy hàng”. Do đó, các thực khách được đề nghị phải đặt chỗ trước nếu không muốn phải trở về với dạ dày trống rỗng.

>> 5 loại mì phổ biến ở Nhật