Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Hạn chế ăn quá nhiều mì ăn liền


Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sử dụng mì ăn liền liên tục và trong thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Giảm cân bằng mì ăn liền

Nhiều bạn lại nghĩ rằng ăn thay cơm thì có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cảnh báo rằng thành phần của mì tôm có chứa đến 15-20% chất béo (shotrening), chủ yếu là dạng acid béo no, khó tiêu hóa. Trong khi đó, nó lại hầu như không có chất xơ nên măm măm mì ăn liền hoàn toàn không tốt cho quá trình dậy thì của các teen.

Không những thế, mì ăn liền còn có chất béo dạng transfat nếu được sản xuất rút gọn theo phương pháp hydrogen hóa. Khi bạn ăn phải những gói mì có chất béo dạng này, mức cholesterol xấu trong máu sẽ tăng lên, dẫn đến nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Do vậy, nếu có sử dụng, bạn nhớ chỉ nên dùng những sản phẩm được ghi trên nhãn là có hàm lượng transfat từ 0-2g thôi.

Một tô mì là đủ thay thế một bữa cơm rồi


Về mặt dinh dưỡng, món ăn này chỉ có khả năng cung cấp bột và đạm thực vật thôi. Nó không thể cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu đi các chất đạm động vật hay vitamin từ rau quả tươi. Vậy nên, việc ăn món ăn này hàng ngày thay cho bữa ăn chính sẽ khiến cho các teen bị thiếu hụt một lượng chất dinh dưỡng rất lớn cho cơ thể trong khi carbohydrate lại dư thừa rất nhiều.

Mặt khác, gia vị đi kèm trong các gói mì thường chứa nhiều chất phụ gia để tăng thêm cảm giác ngon miệng. Những chất này hoàn toàn không những không bổ sung thêm dinh dưỡng mà nó còn cay, nóng, gây bất lợi cho bạn nào có huyết áp hay thân nhiệt cao.

Vậy có nghĩa là phải cho mì ăn liền vào black list cả đời???

Nhiều bạn rất thích mì tôm, thậm chí là còn “nghiện” món ăn này mặc dù biết nó “hại” nhiều hơn “lợi”. Nếu  bạn nào nằm trong trường hợp đó, hãy học cách ăn mi tôm thật thông minh nhé! Theo các chuyên gia an toàn thực phẩm, một phương pháp khá hiệu quả để hạ bớt hàm lượng chất béo trong món ăn này là dùng 2 lần nước. Nếu nấu thì bạn có thể đun sôi nước, cho mì vào khuấy đều rồi đổ nước này đi, nấu lại bằng nước khác rồi mới cho gia vị.
Chế biến mì ăn liền đúng cách sẽ giảm thiểu được những yếu tố gây hại cho sức khỏe

Nguyên nhân vì trong quá trình nấu hay úp mì ở lượt nước đầu, chất bảo quản trong đó sẽ được hòa tan. Khi các bạn đổ nước này đi thì chúng sẽ theo đó mà tiêu mất đi khá nhiều. Cụ thể là transfat bên ngoài mỗi sợi mì sẽ bị cuốn trôi, giúp hạn chế tối đa lượng hấp thụ nó vào cơ thể teen. Thêm nữa, dù đã nấu lại nước mới thì bạn cũng không nên húp sạch phần nước còn dư trong bát sau khi ăn để tránh những chất có hại còn sót lại.

Cuối cùng, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng teen cần chú ý đến việc cân bằng dinh dưỡng khi ăn mì tôm vì trong anh bạn này vốn chỉ có carbohydrate và chất béo thôi. Do vậy, các teen đừng quên bổ sung rau xanh cùng các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein bị thiếu hụt. Đặc biệt, với những bạn nào bị mắc những chứng bệnh liên quan đến tim mạch thì nên hạn chế món ăn này ở mức tối thiểu. Ngay cả với những teen bình thường khác cũng chỉ nên ăn tối đa 3 lần/tuần thôi nhé!

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Những món mì nổi tiếng xứ Hàn

Những nét văn hóa truyền thống của  đất nước, con người Hàn Quốc được thể hiện ngay trong cách họ chế biến, nấu nướng hay thưởng thức các món ăn của mình.

Cũng như Việt Nam món ăn chính của Hàn Quốc là cơm, tuy nhiên tùy theo mỗi vùng miền, hay mùa khác nhau mà có những món ăn độc đáo riêng.

Các món ăn nổi tiếng của Hàn Quố là Kim chi, canh rong biển, cơm thập cẩm Bibimbap, Mì lạnh Naengmyeon, bánh gạo cay tteokbokki, cơm cuộn rong biển Kimbap, miến trộn Japchae, mì đen Jajangmyun
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các món nổi tiếng của Hàn Quốc

1. Mì lạnh Naengmyeon

Mì lạnh được biết đến là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc. Bạn dễ dàng nhìn thấy món mì này trong hầu hết các bộ phim Hàn Quốc chiếu ở Việt Nam
Mì lạnh Naengmyeon có hai loại mì lạnh nước Bình Nhưỡng và mì lạnh trộn Hàm Hưng. Ngày nay Hàn Quốc chỉ gọi là mì lạnh trộn và mì lạnh nước.

- Mì lạnh Hàm Hưng có mì sợi làm bằng bột khoai lang, hoặc khoai tây. Đây là sản phẩm nông nghiệp chính của khu vực này. Mì sợi loại này rất dai và dẻo. Trộn ăn kèm với gỏi cá đuối cùng tương ớt.

- Mì lạnh Bình Nhưỡng có mì sợi làm bằng bột kiều mạch trộn thêm chút bột khoai tây hay khoai lang ăn với nước kimchi dongchimi lạnh hay nước thịt luộc để lạnh. Khi ăn, người ta cho thêm thịt lợn hay thịt bò luộc thái lát mỏng và trứng gà luộc, cũng có nơi ăn với thịt gà hay gà lôi luộc xé nhỏ.

2. Japchae - miến trộn Hàn Quốc

Miến trộn Hàn Quốc cũng tương tự như món miến trộn hay mì trộn của Việt Nam. Nguyên liệu để làm món miến trộn này bao gồm miến Hàn Quốc (bạn có thể tìm mua ở siêu thị, hoặc khu bán đồ của người Hàn), thịt bò, hành tây, cà rốt, rau cải ngọt, nước tương dầu mè, tỏi và gia vị.
Miến trộn rất dễ ăn bởi không dùng nhiều dầu mỡ để xào, mà lại trộn với rất nhiều loại rau củ quả.

3.  Mì đen Jajangmyun

Bạn đã từng nhìn thấy mì đen mà các diễn viên Hàn hay ăn trong phim, trông họ ăn rất là ngon, màu đen và mì bám hết xung quanh miệng. Bạn tự hỏi tại sao nó lại có màu đen? Có phải là dùng nước tương đen? Mè đen? Hay đậu đen?

Đúng rồi đấy, mì đen Jajang là vì nó có nước sốt đậu đen của Hàn Quốc nên mới có màu sắc như vậy. Nguyên liệu để làm món mì này tất nhiên là Hàn Quốc và sốt đậu đen các bạn có thể mua ở khu phố dành cho người Hàn, hoặc siêu thị Big C, nếu không có mì Hàn thì bạn dùng mi gau do cũng được :d.
Các nguyên liệu để chế biến nước sốt: thịt lợn, hành tây, khoai tây, cà rốt, bí ngô, đậu đen thêm các gia vị đường, dầu ăn, rượu gạo. Thêm rau cải để ăn cùng nếu bạn muốn. Tuy nhiên nếu bạn không thích các loại củ quả trên bạn có thể thay thế bằng loại củ quả mà bạn thích, chúng ta sẽ có món mì đen cực kỳ đa dạng.

>> 5 loại mì phổ biến ở Nhật